Đặc tính kỹ thuật MICA_(tên_lửa)

Có hai phiên bản tên lửa MICA; MICA RF có đầu dò radar chủ động trong khi phiên bản MICA IR có đầu dò hồng ngoại. Cả hai đầu dò đều được thiết kế để đối phó với ra các biện pháp đối phó như pháo sáng gây nhiễu và mồi nhử. Bộ điều khiển vectơ lực đẩy được trang bị cho động cơ tên lửa giúp tăng tính linh hoạt của tên lửa. Tên lửa có khả năng khóa sau khi phóng (LOAL), nghĩa là nó có khả năng tấn công các mục tiêu bên ngoài trường nhìn của đầu dò tên lửa. Được trang bị trên Rafale, MICA IR có thể cung cấp hình ảnh hồng ngoại cho hệ thống xử lý dữ liệu trung tâm, do đó nó có thể hoạt động như một cảm biến bổ sung.[8]

Tên lửa MICA phóng từ bệ phóng thẳng đứng tại triển lãm hàng không Paris 2015

MICA cũng được triển khai từ bệ phóng mặt đất, như là một tên lửa đất đối không tầm ngắn, phiên bản này có tên gọi VL MICA. Tên lửa được phóng từ ống phóng hộp đặt trên xe tải, và phiên bản Hải quân, VL MICA-M, được phóng đi từ giếng phóng thẳng đứng.[9]

Các tàu hộ tống không đủ lớn để trang bị hệ thống tên lửa Aster lớn và đắt tiền là những khách hàng tiềm năng nhất của VL MICA-M.[10]

Tên lửa VL MICA có tầm hoạt động được quảng cáo là 20 km. Từ 0 đến 7 km MICA có khả năng cơ động là 50 g, tuy nhiên khi bay được 12 km thì khả năng cơ động này giảm xuống còn 30 g do tên lửa bị mất năng lượng.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: MICA_(tên_lửa) https://web.archive.org/web/20151202092358/http://... http://www.mbda-systems.com/products/gbad/vl-mica/... https://www.airforce-technology.com/projects/mica-... http://www.ffaa.net/weapons/mica/mica_fr.htm https://web.archive.org/web/20110712132429/http://... https://missilery.info/missile/vl-mica http://www.globalsecurity.org/military/world/europ... https://web.archive.org/web/20090706062646/http://... http://www.armees.com/Tir-MICA-depuis-un-Rafale-F2... http://www.defense-aerospace.com/articles-view/fea...